Mua sắm online hiện đang là xu hướng vì sự tiện ích nhưng rất dễ bị “hao tiền”. Cùng Nghiện mua sắm bỏ túi ngay những mẹo tiết kiệm tiền khi mua sắm online nhé!
Mua sắm online trên các trang thương mại điện tử đang ngày càng thịnh hành vì sự tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, vì sự tiện lợi này đã khiến không biết bao chị em trở nên “nghiện” và phải chi nhiều tiền hơn trước. Cùng Bách hóa XANH bỏ túi ngay những mẹo có thể giúp bạn tiết kiệm tiền khi mua sắm online nhé!
1. Săn mã khuyến mãi tại các cửa hàng mua sắm
Săn mã khuyến mãi tại các cửa hàng mua sắm
Mã khuyến mãi/coupon luôn được các chủ shop sử dụng để thu hút khách hàng, đặc biệt là vào những ngày lễ đặc biệt như “Black Friday” hoặc ngày lễ truyền thống như 8/3, 14/2,…với những mức giảm ưu đãi từ thấp đến cao, có thể lên đến 70 hoặc 80% tùy cửa hàng.
Bạn có thể sử dụng những mã khuyến mãi này như một phương thức quản lý chi tiêu tốt hơn, có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể khi mua sắm online đấy.
Tham khảo thêm: Black Friday là ngày nào? Bí quyết săn sale ngày Thứ 6 đen tối
2. Lập danh sách những món cần mua
Lập danh sách những món cần mua
Dù bạn có mua sắm trực tiếp hay mua hàng online, ở đâu cũng có hàng trăm sản phẩm đa dạng để thu hút bạn phải chi tiền ra mua, mặc dù món hàng đó không có trong nhu cầu sử dụng của bạn.
Do đó, bạn nên kiểm tra trước những gì bản thân đang thiếu và lập một danh sách những đồ vật cần mua. Hãy lập một danh sách theo thứ tự ưu tiên của bản thân và xác định một khoản tiền cụ thể cho mỗi lần mua sắm. Nhờ vào cách này, bạn sẽ tiết kiệm không những về tiền bạc mà còn về thời gian, hạn chế khả năng bị phân tâm bởi những món hàng khác.
3. So sánh giá ở nhiều shop khác nhau
So sánh giá ở nhiều shop khác nhau
Trước khi mua bất kỳ món hàng nào, bạn cũng nên so sánh giá, mẫu mã và chất lượng giữa các shop trên các trang thương mại điện tử khác nhau để có thể tìm được món hàng ưng ý nhất. Đặc biệt là đối với những món hàng gia dụng, điện tử, nội thất,…sẽ bị thách giá ở những cửa hàng khác nhau.
Bạn có thể tìm kiếm giá ở trên Google Mua sắm hoặc các website so sánh giá, điều này có thể giúp bạn có được nhiều cơ hội mua sắm với mức giá ưu đãi hơn. Từ đó có thể tiết kiệm nhiều chi phí trong mua hàng hơn.
4. Lựa chọn món hàng “đa zi năng”
Lựa chọn món hàng “đa zi năng”
Khi lựa chọn những món đồ nội thất, bạn nên mua những đồ dùng thông minh, đa chức năng, có thể kể đến như nồi chiên không dầu, bào rau củ,…. Điều này không những tiết kiệm được diện tích trong nhà mà còn có thể tiết kiệm được kha khá chi phí cho bạn nữa đấy. Hãy dọn dẹp bớt những đồ vật lỉnh kỉnh, ít sử dụng và nếu có thể, hãy thay thế bằng những món đồ “tất cả trong một” ngay nhé!
5Mua cùng một nhà cung cấp
Mua cùng một nhà cung cấp
Phí vận chuyển là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí của đơn hàng bạn mua, tùy vào khoảng cách giữa người mua và người bán mà chi phí này có thể cao gần bằng giá trị món hàng bạn cần mua.
Để tiết kiệm được chi phí vận chuyển, bạn nên chia các sản phẩm cần mua theo những nhóm riêng, ví dụ như nhóm thực phẩm, nhóm nội thất, đồ điện tử,… và lựa chọn mua riêng từng nhóm trong cùng một cửa hàng để được hưởng ưu đãi. .
6. Theo dõi các cửa hàng yêu thích
Các cửa hàng thường xuyên tặng các mã giảm giá hoặc ra mắt sản phẩm mới với giá ưu đãi để thúc đẩy nhu cầu mua sắm. Những đợt giảm giá của các cửa hàng có thể gắn liền với một đợt kỷ niệm nào đó, như ngày ra mắt thương hiệu hoặc chiến dịch mới, mà bạn có thể sẽ bỏ qua nếu không ấn “like” hoặc “follow” cho các cửa hàng này đấy.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể theo dõi những người nổi tiếng (hay còn gọi là KOLs), họ cũng sẽ là những người thương lượng với các shop và đưa ra các mã giảm giá dành tặng cho những người theo dõi. Vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc thì ngại gì không “follow” ngay thôi!
7. Kiểm tra các đánh giá về sản phẩm
Xu hướng mua sắm online càng được phổ biến cũng đồng nghĩa với việc nhiều người cạnh tranh hơn, xuất hiện nhiều người bán hàng giả, lừa đảo nhưng lại lấy giá thành cao. Một trong những cách giúp bạn không phải mất tiền oan khi mua sắm online chính là đọc các đánh giá về sản phẩm từ những người mua trước đó.
Bạn nên kiểm tra độ tin cậy của cửa hàng mình muốn mua và đọc các đánh giá, xem những hình ảnh thực tế từ những khách hàng khác để giúp bản thân có thể hình dung được sản phẩm cũng như không mua phải hàng “dỏm”.
8. Chọn người tư vấn có kinh nghiệm
Bạn có thể hỏi ý kiến bố mẹ, người thân, bạn bè hay thậm chí cả người yêu, người mà có kinh nghiệm về sản phẩm mà bạn đang muốn mua, trước khi mua món đồ gì sẽ giúp bạn chọn được chỗ bán, giá tốt và phòng tránh được các tình huống lừa đảo.
Bên cạnh đó, có một người đồng hành kinh nghiệm cũng sẽ giúp bạn giảm bớt những ham muốn mua đồ bất ngờ, từ đó có thể tiết kiệm được một khoản tiền kha khá cho bản thân.
9. Quy tắc 48 giờ
Với những món đồ bạn rất thích nhưng cảm giác chưa thật sự cần nó, hãy bỏ món đồ vào giỏ hàng và quay lại sau 2 ngày để quyết định có nên mua hay không. Đây chính là khoảng thời gian xem xét để bạn không phải lãng phí tiền bạc vào những món đồ không cần thiết.
10. Đầu tư vào bản thân
Thay vì dành hàng giờ để lướt các trang thương mại điện tử và mua những món đồ không cần thiết dẫn đến lãng phí tiền bạc và thời gian, bạn hãy dành thời gian quý giá của mình để thực hiện những công việc có ích hơn như tập thể dục, đọc sách hay đầu tư vào sự nghiệp của bản thân, chắc chắn sẽ đáng quý hơn nhiều!